Trường Trung cấp Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (Tiền thân: Trường Trung cấp Ánh Sáng) được thành lập theo Quyết định số 5170/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh(quản lý Nhà nước trực tiếp là Sở Giáo dục& Đào tạo và Sở Lao động thương Binh và Xã Hội Tp.Hồ Chí Minh). Nhiệm vụ của trường đào tạo lao động trình độ Trung cấp chính quy, có tay nghề cao cho Thành phố và các tỉnh thành trên cả Nước. Hiện nay trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo 11 ngành/nghề bao gồm: 1.Dược, 2.Điều dưỡng, 3.Y sỹ đa khoa, 4. Y học cổ truyền,5.Chăm sóc sắc đẹp, 6. Kỹ thuật chế biến món ăn, 7.Kế toán doanh nghiệp , 8.Tin học ứng dụng, 9.Quản lý đất đai và 02 ngành mới Tiếng Anh, Tiếng Nhật (New).
Cách đây 94 năm, ngày 28/7/1929, tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam; là hạt nhân vận động, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ cách mạng vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam tiền thân là tổ chức Tổng Công Hội đỏ Bắc kỳ được thành lập ngày 28/7/1929.
Cuối năm 1924, đầu năm 1925, tại Quảng Châu, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, Người đặt cơ sở lý luận cho công đoàn Việt Nam đã đề ra tôn chỉ mục đích hoạt động của Công Hội, đào tạo hàng loạt cán bộ ưu tú trong tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội mà nòng cốt là Cộng Sản Đoàn. Người cũng đề ra việc “vô n hoá” – đi vào các xí nghiệp hầm mỏ, đồn điền để vận động giáo dục công nhân vào tổ chức Công Hội.
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” viết năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của Công hội là: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.
Như một tất yếu của lịch sử, các tổ chức Công hội sơ khai ra đời; đặc biệt là tổ chức Công hội Đỏ do người công nhân ưu tú Tôn Đức Thắng (sau này là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) sáng lập đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 20; tạo một bước ngoặt to lớn trong phong lịch sử trào đấu tranh của công nhân, đó là chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, đã có những đóng góp quan trọng vào phong trào đấu tranh của công nhân thế giới.
Bằng con đường “Vô sản hoá”, cuối năm 1928, đầu năm 1929, nhiều tổ chức Công hội đỏ được thành lập ở các xí nghiệp vá phát triển, dần dần được thống nhất thành tổng Công Hội đỏ cấp tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai).
Lúc bấy giờ, lực lượng công nhân lao động khoảng 221.052 người, chiếm 1,3% dân số cả nước, là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội phát triển sôi nổi, đặc biệt là ở miền Bắc. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và tổ chức công hội đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo.
Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, được sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, các công hội Đỏ địa phương đã liên kết thành một tổ chức công hội thống nhất là Tổng Công hội Đỏ. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người đứng đầu Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ và thông qua chương trình, điều lệ của Công hội Đỏ và quyết định xuất bản tờ báo Lao Động ngày 14/8/1929, đây cũng là một trong những tờ báo có thời gian tồn tại lâu nhất trong nền báo chí Việt Nam.
Việc thành lập Công hội Đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của giai cấp công nhân Việt Nam. Là cột mốc quan trọng đối với lực lượng công nhân lao động vì lần đầu tiên có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động, đồng thời góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào công nhân thế giới.
Tiếp đó, các tổng Công Hội đỏ ở miển Trung, miền Nam, được thành lập. Đến năm 1930, Tổng Công Hội đỏ đã được hoạt động khắp cả nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công Đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn: Công Hội đỏ (1929 – 1935), Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 – 1939), Công nhân Phản Đế (1939 – 1941), Công nhân cứu quốc (1941 – 1945), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 – 1961), Tổng Công Đoàn Việt Nam (1961 – 1988), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1961 đến nay).
Bộ Chính trị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc lần V (tháng 11/1983) họp tại thủ đô Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Sự ra đời của Công đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Khẳng định luận điểm nổi tiếng của Lênin đó là “Giai cấp công nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng chỉ phát triển và chỉ có thể phát triển bằng con đường Công đoàn, bằng sự tác động qua lại giữa Công đoàn và Đảng của giai cấp công nhân, chứ không thể bằng con đường nào khác’’.
Trong 94 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã vận động, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động dưới ngọn cờ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để có những đóng góp to lớn trong thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; tổ chức và vận động công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
94 năm qua là chặng đường lịch sử vẻ vang của Công đoàn Việt Nam với những tên gọi khác nhau để phù hợp hoàn cảnh của mỗi giai đoạn cách mạng như: Công hội đỏ (thời kỳ 1929 – 1935), Nghiệp đoàn ái hữu (1936 – 1939), Hội công nhân phản đế (1939 – 1941), Hội công nhân cứu quốc (1941- 1946), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946- 1961), Tổng Công đoàn Việt Nam (1961- 1988) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ năm 1988 đến nay. Nhưng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, Công đoàn Việt Nam đã phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần to lớn vào thắng lợi cách mạng Việt Nam.
-Phát huy truyền thống 94 năm qua của tổ chức công đoàn, trong thời gian qua công đoàn cơ sở Trường Trung Cấp Bách Khoa TPHCM đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn, luôn giữ vững vị trí là trung tâm đoàn kết của công nhân lao động, là người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, cùng Nhà nước chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động.Tình hình tư tưởng cán bộ, đoàn viên công đoàn cơ bản ổn định; chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đời sống đoàn viên công đoàn ngày càng được cải thiện. Phối hợp với Trường thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở thông qua hội nghị CBCC người lao động đầu năm, phát động các danh hiệu thi đua của tập thể và cá nhân. Thực hiện tốt việc thăm hỏi, động viên chia sẻ với các trường hợp đoàn viên công đoàn và người thân bị ốm, hiếu hỷ.... Phối hợp với Trường tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, 20/10. Phát động các đợt thi đua cao điểm, phong trào thi đua lao động giỏi - lao động sáng tạo với mục tiêu tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng Đại hội XII Công đoàn Thành phố, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của tổ chức công đoàn đặc biệt là việc thu chi tài chính công đoàn. Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua phụ nữ “ giỏi việc nước , đảm việc nhà”. Tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do Quận, Phường tổ chức phát động.
Một số hoạt động của tổ chức công đoàn:
"Tình cờ tôi biết Trường Ánh Sáng qua lời giới thiệu của một người bạn và trở thành học viên nhà trường. Chính ở nơi đây tôi đã thấy mình được trưởng thành, khi học được không chỉ kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mà còn được thầy cô truyền đạt kinh nghiệm, dạy cách sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người…". Một sinh viên sắp tốt nghiệp của Trường Trung cấp Ánh Sáng (quận 12, TP Hồ Chí Minh) đã xúc động như vậy trong thư gửi tới Báo Hà nội mới...Xem chi tiết
TRƯỜNG TC BÁCH KHOA TP.HCM
CS1 : 802/1-3-5 Nguyễn Văn Quá, P.ĐHT, Q.12, TP.HCM
Fax: (028)37.159.559
ĐT: (028)37.159.560-61-62 - Hotline: 0936.606364
Email: BachKhoaHCM07@gmail.com
Website : www.BachkhoaHCM.edu.vn