email

Banner Kỉ niệm 10 năm

GIỚI THIỆU TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA TP.HCM (TÊN CŨ TRƯỜNG TRUNG CẤP ÁNH SÁNG)

thsdangvansang

Trường Trung cấp Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (Tiền thân: Trường Trung cấp Ánh Sáng) được thành lập theo Quyết định số 5170/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 11 năm 2007  của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh(quản lý Nhà nước trực tiếp là Sở Giáo dục& Đào tạo và Sở Lao động thương Binh và Xã Hội Tp.Hồ Chí Minh). Nhiệm vụ của trường đào tạo lao động trình độ Trung cấp chính quy, có tay nghề cao cho Thành phố và các tỉnh thành trên cả NướcHiện nay trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo 11 ngành/nghề bao gồm: 1.Dược2.Điều dưỡng3.Y sỹ đa khoa4. Y học cổ truyền,5.Chăm sóc sắc đẹp,  6. Kỹ thuật chế biến món ăn 7.Kế toán doanh nghiệp , 8.Tin học ứng dụng, 9.Quản lý đất đai và 02 ngành mới Tiếng Anh, Tiếng Nhật (New).

Xem Tiếp

 Trường Trung cấp Bách Khoa Tp.HCM

Cần Trao 'Cần Câu' thay vì 'Con Cá'

Chỉ riêng việc chưa có trường hợp tử vong, đã khiến thế giới phải ngạc nhiên, thán phục. Nhưng, dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa thể nói trước được điều gì.

Hiện nay, ngoài việc tiếp tục “cuộc chiến” chống virus SARS-CoV-2, chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, ở hiện tại và trong tương lai gần. Do đó, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó phù hợp.

NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Hồ Xuân Mai từ Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ và TS Đặng Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa TP.HCM xung quanh đại dịch toàn cầu này.

Chúng ta đang xích lại gần nhau hơn

Việt Nam đang chống dịch rất hiệu quả, được cả thế giới đánh giá cao, mặc dù có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện kinh tế thua kém rất xa các nước châu Âu, Mỹ, lại ở sát Trung Quốc, nơi khởi phát dịch corona. Theo ông, những yếu tố nào giúp ta thành công?

TS Hồ Xuân Mai: Dịch Covid-19 bùng phát dữ dội. Việt Nam là một trong ba quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, có người bị lây nhiễm (do hai cha con người Trung Quốc mang vào), đến nay đã có 211 quốc gia, vùng lãnh thổ bị loại virus này hoành hành, đe dọa.

Tiến sỹ Hồ Xuân Mai: 'Thế giới đang ngoái lại nhìn Việt Nam chúng ta bằng con mắt thán phục'. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tiến sỹ Hồ Xuân Mai: "Thế giới đang ngoái lại nhìn Việt Nam chúng ta bằng con mắt thán phục". Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nghe đài, đọc báo thấy số người chết tăng vài nghìn mỗi ngày mà rợn người. Đã có hơn trăm ngàn người bỏ mạng, gần hai triệu người nhiễm loại virus này. Thế nhưng cho tới ngày 12/4, Việt Nam chỉ có 258 ca nhiễm, trong đó hơn hai phần ba là khách nước ngoài hoặc người Việt từ nước ngoài bị nhiễm, mang về.

Việt Nam, bằng các phuơng tiện y tế có được, đã cứu chữa thành công 144 người, vài chục người đang trong giai đoạn bình phục.

Đến giờ này, tôi chỉ có thể thốt lên 1 câu: “Thật tự hào Việt Nam!”. Không tự hào sao được, khi nhìn sang các quốc gia châu Âu, Mỹ, những nước phát triển nhất, tiềm lực mạnh nhất, lại lao đao vì dịch, người chết như ngả rạ. Phải dùng đúng từ “chết như ngả rạ” mới lột tả hết mức độ kinh hoàng của đại dịch ở Ý, Mỹ, Tây Ban Nha, Anh…

Cái gì đã giúp Việt Nam thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh? Mọi người Việt Nam, và cả những người nước ngoài, dù chính kiến thế nào, thì cũng phải thừa nhận rằng đó là sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của Chính phủ.

Chính sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, liên tục của Chính phủ đã giữ vai trò quyết định cho thành công trong chống đại dịch.

Cứ điểm lại một số việc làm của Chính phủ, chúng ta thấy được điều đó: Phân công một Phó Thủ tướng làm trưởng ban chống dịch; đầu tháng 2 yêu cầu quân đội hỗ trợ chống dịch; lệnh phong tỏa ổ dịch ở Vĩnh Phúc; cấm tụ tập; yêu cầu thực hiện các biện pháp do ngành y tế đưa ra; ngừng một số hoạt động; cách ly xã hội; yêu cầu các phương tiện truyền thông tăng cường thông tin tới mỗi người dân;

Sẵn sàng “hy sinh một số lợi ích kinh tế để phòng chống đại dịch” như tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thì chúng ta hiểu hơn vì sao một đất nước nghèo hơn Mỹ hàng trăm lần, nền y tế chưa phát triển, khó khăn chồng chất, dịch lại có mặt sớm, nhưng Việt Nam, cho tới nay, chưa có người nào bị con virus đáng sợ này tước mất mạng sống. Số người bị nhiễm thì trong tầm kiểm soát...

Mấy tháng nay, mặc dù bất an, lo lắng về đại dịch, lòng tôi (và tôi nghĩ nhiều người cũng như tôi) vẫn tràn đầy ấm áp khi thấy tình người có cơ hội thể hiện. Từ sự chung tay chia sẻ với người nghèo, người lao động gặp khó khăn ở khắp nơi đến những chiến sỹ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch, rồi lực lượng làm nhiệm vụ ở các khu cách ly… Ông hẳn cũng nhận thấy điểm này?

TS Hồ Xuân Mai: Tôi đồng quan điểm. Dịp này, người Việt Nam chúng ta đã xích lại gần nhau hơn, truyền thống “lá lành đùm lá rách” của ông cha ta, từ bao đời, tưởng đã mai một, nay có dịp phát huy.

Đó là điều khiến những ngày qua, dù là đang giãn cách xã hội, nhưng tôi vẫn thấy đất nước an toàn, bình yên, thấy lòng rất ấm áp, thấy yêu con người, yêu đất nước Việt Nam hơn bao giờ hết.

Sự chung tay chia sẻ với người nghèo, lao động khó khăn cũng là một thành công rất lớn của VIệt Nam. Ảnh: Phúc Lập.

Sự chung tay chia sẻ với người nghèo, lao động khó khăn cũng là một thành công rất lớn của VIệt Nam. Ảnh: Phúc Lập.

Chúng ta hãy tri ân những con người đã cho chúng ta sự bình yên này. Đó là ai? Là những người đứng đầu đất nước, ngày đêm lo lắng cho sự bình yên của đất nước.

Đó là những y, bác sĩ trong bệnh viện, là lực lượng công an, bộ đội nơi tuyến đầu… đang ngày đêm căng mình làm việc, phải đối mặt với không khí căng thẳng và vô vàn nguy hiểm.

Với chúng ta, đại dịch này chúng ta không chủ quan, và kết quả là đã làm rất hiệu quả như cả thế giới đã thấy. Nhưng trên hết, đất nước Việt Nam là một thể thống nhất, từ nhà nước đến người dân. Sự đồng lòng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công.

Tôi và bạn, hay tất cả chúng ta, mỗi người một niềm tin, một quan điểm. Nhưng dù thế nào thì chúng ta cũng thấy, chúng ta đang được sống trong một đất nước rất bình yên.

Trong khi Việt Nam chống dịch rất hiệu quả, thì các nước châu Âu, Mỹ… lại “vỡ trận”. Mặc dù dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng thời điểm này, liệu mình đã tạm rút ra được bài học gì chưa, thưa ông?

TS Hồ Xuân Mai: Ở một khía cạnh nào đó, đại dịch này giống như một hồi chuông đánh thức con người đang chìm trong giấc ngủ dài.

Đó chính là những nước phát triển, hiện đang chịu hậu quả nặng nề. Tôi nói hồi chuông bởi vì họ đã quá chủ quan. Đất nước họ giàu có, hiện đại, tiền không thiếu, họ nghĩ không có khó khăn nào cản trở được.

Đến khi dịch bùng phát, hàng trăm người chết, hàng ngàn người nhiễm, thì họ trở tay không kịp. Nhưng ngay cả thời điểm này, khi Mỹ đã có hơn nửa triệu người nhiễm, hơn 20 ngàn người đã tử vong, thì một bộ phận giới trẻ của họ vẫn bất chấp, vẫn vui chơi, du lịch, tiệc tùng tập thể.

Điều đó nói lên cái gì? Tại sao họ không sợ? Tại sao chính quyền không thể can thiệp? Có phải tư tưởng của một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một thể chế? Tôi chắc chắn rằng, đại dịch này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh, là nỗi ám ảnh rất lâu của cư dân các nước như Ý, Mỹ…

Việt Nam đang rất thành công trong phòng chống dịch Covid-19 là nhờ vào cuộc quyết liệt ngay từ đầu, kiểm soát nghiêm ngặt. Trong ảnh: Chốt kiểm soát dịch trên QL13, thuộc địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Phúc Lập.

Việt Nam đang rất thành công trong phòng chống dịch Covid-19 là nhờ vào cuộc quyết liệt ngay từ đầu, kiểm soát nghiêm ngặt. Trong ảnh: Chốt kiểm soát dịch trên QL13, thuộc địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Phúc Lập.

Trong những ngày qua, cả thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu, nhìn Việt Nam bằng sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ và cả lòng biết ơn.

Ngạc nhiên, ngưỡng mộ, bởi trong mắt họ, chúng ta là nước nhỏ bé, còn rất nghèo. Đó là sự thật. Nhưng những gì chúng ta làm được thì không nhỏ chút nào. Ban đầu, khi thấy đất nước tỷ dân sát bên bùng phát dịch Covid-19, hẳn sẽ có người nghĩ rằng chúng ta sẽ gục ngã.

Có ai nghĩ, một lúc nào đó, người đứng đầu một cường quốc như Mỹ, phải lên truyền thông cảm ơn Việt Nam vì đã hỗ trợ họ trong công tác phòng dịch sau khi ta gửi họ 450 ngàn bộ áo bảo hộ!

Nếu ai theo dõi đài BBC sẽ thấy người Đức ngưỡng mộ Việt Nam như thế nào. Chúng ta có quyền tự hào, bởi đó là tầm nhìn của lãnh đạo, là trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam.

Chuyển đổi hợp lý

Nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và kéo dài đến nửa cuối năm nay, có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp đóng cửa một phần, toàn phần, hoặc phá sản. Theo ông, những ngành nghề nào chịu ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch này và các doanh nghiệp nói chung cần có những giải pháp ngắn hạn, dài hạn gì nhằm vượt qua khó khăn và tiếp tục duy trì hoạt động?

TS Đặng Văn Sáng: Với diễn biến về dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vừa qua và đặc biệt ở các nước châu Âu, Mỹ trong những ngày đầu tháng 4 ngày càng phức tạp và chưa thể kiểm soát thì nhiều khả năng những con số trên còn tiếp tục lớn lên trong quý II/2020.

Trong khi một số ít ngành nghề còn trụ được, hoạt động được như y tế, bưu điện, thông tin, truyền thông, thương mại điện tử, thực phẩm và nhu yếu phẩm, phần lớn các ngành nghề khác phải chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch gây ra, trực tiếp hoặc gián tiếp. Mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít tùy ngành nghề.

Để ứng phó với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra và vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Theo tôi, về ngắn hạn, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách tiết kiệm, cắt giảm chi phí, thay đổi phương thức kinh doanh, từ bán hàng trực tiếp (offline) trước đây sang trực tuyến (online), đẩy mạnh thương mại điện tử; các trường học có thể áp dụng phương thức dạy học online; chuyển đổi phương thức làm việc tập trung sang trực tuyến.

Về dài hạn, các doanh nghiệp nên tái cấu trúc lại doanh nghiệp như sắp xếp lại bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, marketing, phân phối, cơ chế quản lý, điều hành; chú trọng chuyển đổi từ phương thức tổ chức quản lý, sản xuất thâm dụng lao động sang phương thức số theo cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của Chính phủ; chú trọng sản xuất các mặt hàng vừa xuất khẩu vừa cung cấp thị trường nội địa để phân chia rủi ro.

Tôi hy vọng các doanh nghiệp quyết tâm hơn để duy trì hoạt động, khi hết cách rồi mới nghĩ đến giải pháp cuối cùng là đóng cửa.

Giải pháp nào vượt qua khủng hoảng?

Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng chục ngàn lao động mất việc, cuộc sống rất khó khăn. Những ngày qua, chúng ta chứng kiến sự chung tay chia sẻ khó khăn với người nghèo, lao động mất việc của cả cộng đồng. Chính phủ cũng đã có động thái quyết liệt khi trình gói an sinh lên đến 62.000 tỷ đồng, nhưng đó chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài, cần có giải pháp, làm sao để trao cho người lao động chiếc cần câu chứ không phải con cá. Theo ông, những giải pháp đó là gì?

TS Đặng Văn Sáng: Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế phát triển. Do đó, các ngành nghề sản xuất, kinh doanh của VN chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực thâm dụng lao động nhiều hơn là thâm dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý.

Tôi hy vọng các doanh nghiệp quyết tâm hơn để duy trì hoạt động, khi hết cách rồi mới nghĩ đến giải pháp cuối cùng là đóng cửa. Ảnh: Phúc Lập.

Tôi hy vọng các doanh nghiệp quyết tâm hơn để duy trì hoạt động, khi hết cách rồi mới nghĩ đến giải pháp cuối cùng là đóng cửa. Ảnh: Phúc Lập.

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, giày da, gia công, lắp ráp điện tử, xây dựng, chế biến nông sản… có số lượng lao động chịu tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh lần này.

Ngoài gói hỗ trợ chủ yếu 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, những ngày qua chúng ta chứng kiến sự chung tay giúp sức cho người nghèo, lao động mất việc của các mạnh thường quân, cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên việc trao cho nhau "con cá" lúc khó khăn chỉ là giải pháp tình thế. Để ổn định lâu dài, người lao động cần có việc làm ổn định. Muốn vậy, thì các doanh nghiệp từ lớn, nhỏ đến hộ kinh doanh cá thể đều phải nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại.

Một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất là dệt may. Vì ngành này sử dụng lượng nhân công rất lớn, và nay phải cắt giảm nhân công vì chi phí. Cho nên, doanh nghiệp may mặc có thể tạm thời “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách chuyển từ may quần áo, giày dép sang may khẩu trang, đồ bảo hộ y tế; các doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn có thể tạm thời chuyển đổi sang sản xuất nước rửa tay diệt khuẩn; một số doanh nghiệp sản xuất máy móc, hàng điện tử có thể tạm ngưng để chuyển sang sản xuất máy trợ thở, thiết bị y tế…

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch lần này cơ bản đã cạn kiệt hoặc bị suy giảm đáng kể nguồn lực tài chính do hàng hóa sản xuất ra tồn kho không bán được, chi phí thuê mặt bằng, tiền lương lao động và nhiều chi phí khác.

Thời gian tới, Chính phủ cùng các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cần vào cuộc quyết liệt, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giúp các doanh nghiệp về vốn, vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất.

Ví dụ như ngân hàng, có thể xem xét giảm lãi suất đến mức thấp nhất có thể cho doanh nghiệp; Chính phủ có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế như tạm hoãn, giãn thuế GTGT năm 2020, 2021 đặc biệt là miễn giảm (hoặc giãn nộp) và cho thoái thu thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (tạm nộp) của các năm 2019, 2018… theo khả năng của Nhà nước;

Chính phủ cho doanh nghiệp tạm hoãn nộp các khoản BHXH cho người lao động trong thời gian từ 2 - 3 năm; ngành lao động đẩy nhanh các hoạt động liên quan đến chính sách về lao động việc làm như trợ cấp thất nghiệp, và trực tiếp trợ cấp cho người lao động trong điều kiện ngân sách cho phép để giúp người lao động vượt qua khó khăn;

Các doanh nghiệp cũng nhân cơ hội này nên tái cấu trúc lại doanh nghiệp, chuyển đổi các phương thức quản lý, sản xuất, kinh doanh, marketing, giao nhận truyền thống trước đây bằng các phương thức mới theo hướng tiếp cận với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Người lao động cũng nên chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp khi khôi phục sản xuất trở lại nhưng chưa xuất được hàng như chấp nhận giảm lương, chỉ tạm ứng thay vì thanh toán lương. Các chính sách, gói miễn giảm, giãn nộp thuế GTGT, TNDN của Chính phủ là hình thức cho doanh nghiệp vay vốn không tính lãi, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Dệt may là một trong những ngành nghề chịu tổn thất rất lớn trong và sau đại dịch Covid-19. Ảnh: Phúc Lập.

Dệt may là một trong những ngành nghề chịu tổn thất rất lớn trong và sau đại dịch Covid-19. Ảnh: Phúc Lập.

Sau đại dịch, cơ cấu đào tạo ngành nghề lao động liệu có xu hướng dịch chuyển, thay đổi không? Những ngành nghề nào sẽ "hot" và cần chú trọng đầu tư trong đào tạo?

TS Đặng Văn Sáng: Dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành giáo dục - đào tạo của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và cơ sở giáo dục đào tạo đã phải đóng cửa.

Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, các nhà trường đã phải sắp xếp lại kế hoạch học tập, các kỳ thi và đánh giá chất lượng với mọi cấp học.

Sau dịch bệnh, nhiệm vụ của các trường là rất nặng nề, vừa phải lo dạy bù đủ các chương trình phải dừng trước đây do dịch bệnh, vừa phải lo công tác tuyển sinh, đào tạo học viên mới trong khi nguồn lực không đổi.

Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề của các nhà trường. Về xu hướng đào tạo các ngành nghề chắc chắn sẽ có sự dịch chuyển nhất định về các ngành nghề đào tạo, đặc biệt đối với khóa học mới sẽ khai giảng năm 2020.

Thời gian tới, ngoài việc thực hiện việc đào tạo các chương trình như trên, các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo lại lao động để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển doanh nghiệp - công việc mà do hạn chế về thời gian doanh nghiệp chưa thực hiện được trước đây.

Tùy theo điều kiện cụ thể của mình các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo về phát triển kỹ năng quản lý, tin học, ngoại ngữ, quản lý thời gian, làm việc nhóm, phát triển bản thân, kỹ năng sống, các khóa đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động thất nghiệp.

Các ngành nghề có xu hướng được thí sinh lựa chọn nhiều trong thời gian tới là những ngành nghề ít bị ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh Covid-19, như y tế, bưu chính viễn thông, thông tin truyền thông, thương mại điện tử, bán hàng siêu thị, quảng cáo online, chế biến lương thực, thực phẩm...

Xin cảm ơn hai tiến sĩ!

Trích Báo  

“Trong gian nguy, sáng quắc mặt anh hùng”. Trong đại dịch Covid-19, ta thấy rõ hơn tinh thần Việt Nam. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần nhân đạo; là cốt lõi của dân tộc Việt.

Theo lời hiệu triệu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, người dân nước Việt đã chung tay dìu nhau vượt qua hoạn nạn, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” để cùng nhau chiến thắng đại dịch. Hàng trăm tỷ đồng được người dân đóng góp để xã hội giảm bớt khó khăn trong mùa dịch...

Cũng qua đại nạn, chúng ta hiểu hơn trách nhiệm của Chính phủ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định gói cứu trợ hơn hàng chục ngàn tỷ đồng để chăm lo đời sống người dân, ổn định xã hội. “Dân vi quý”, Chính phủ Việt Nam đã làm được điều đó.

TIN HƯỚNG NGHIỆP

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

 

VTV PHỎNG VẤN THẦY ĐẶNG VĂN SÁNG

GOOGLE MAP

CẢM NHẬN CỦA HỌC SINH

LeThiHongNga"Tình cờ tôi biết Trường Ánh Sáng qua lời giới thiệu của một người bạn và trở thành học viên nhà trường. Chính ở nơi đây tôi đã thấy mình được trưởng thành, khi học được không chỉ kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mà còn được thầy cô truyền đạt kinh nghiệm, dạy cách sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người…". Một sinh viên sắp tốt nghiệp của Trường Trung cấp Ánh Sáng (quận 12, TP Hồ Chí Minh) đã xúc động như vậy trong thư gửi tới Báo Hà nội mới...Xem chi tiết 

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

TRƯỜNG TC BÁCH KHOA TP.HCM

CS1 : 802/1-3-5 Nguyễn Văn Quá, P.ĐHT, Q.12, TP.HCM

Fax: (028)37.159.559

 ĐT: (028)37.159.560-61-62 - Hotline: 0936.606364

Email: BachKhoaHCM07@gmail.com

Website : www.BachkhoaHCM.edu.vn

 email 

VŨ MINH PHÁT SAUNA

VIDEO GIỚI THIỆU TRƯỜNG

Designed by anhsang.edu.vn